Cách nấu chè bưởi giòn ngon không đắng, mát lạnh ngọt thơm

Trưa hè nắng nóng, có cốc chè bưởi mát lạnh ngọt thơm, lại có phần cùi bưởi dai dai, sần sật còn gì tuyệt hơn. Cách làm chè bưởi không quá phức tạp như nhiều người nghĩ, chỉ cần làm tốt khâu xử lý cùi bưởi, mọi khâu khác chỉ là chuyện nhỏ.

3 bước cơ bản để làm món ăn chay ngon đơn giản đến lạ kỳ

Nấu ăn chay thì không phải là những làm sao để có thể nấu được những món ăn chay ngon hấp dẫn thì không phải là một điều dễ dàng đâu nhé. Sau đây là 3 bước cơ bản để bạn có thể làm món ăn chay ngon hấp dẫn cho gia đình trong những ngày mùng 1.

Cách làm bánh mì trứng muối món ăn ngon đơn giản tuyệt vời

Cách làm bánh mì trứng muối món ăn ngon đơn giản tuyệt vời cho bữa sáng của gia đình bạn nhé. Đây là công thức làm bánh mì trứng muối thơm ngon hấp dẫn không kém gì ngoài hàng.

Bí quyết nấu chè thập cẩm chuẩn đúng vị

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hướng dẫn làm bánh hoa anh đào mới lạ cho ngày cuối tuần

Ngày cuối tuần bạn đã biết làm món ăn gì cho gia đình mình chưa ? Chưa thì bạn hãy thử sức đầu bếp của mình làm bánh hoa anh đào truyền thống của Nhật Bạn mới lạ mát lạnh cho gia đình thưởng thức nhé.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Cách làm cánh gà chiên nước mắm vô cùng thơm ngon

Cánh gà chiên nước mắm là món ăn được mọi người yêu thích bởi hương vị thơm ngon đậm đà của nó. Đặc biệt, món ăn này vô cùng dễ làm. Không cần mất nhiều công đoạn, hãy xem cách làm món cánh gà chiên nước mắm vô cùng ngon và nhanh gọn như sau:


Nguyên liệu làm cánh gà chiên nước mắm gồm có:

600 gram cánh gà
50 gram bột mì
50 gram bột ăn
Đường, tiêu, dầu ăn, hạt nêm, tỏi băm



Cách làm cánh gà chiên nước mắm như sau:

Bước 1: Rửa sạch cánh gà, xát qua nước muối và ít gừng cho bớt mùi hôi của gà, sau đó mang rửa lại bằng nước sạch. Dùng dao chặt miếng nhỏ vừa ăn. Mách bạn cách chặt cánh gà dễ hơn bằng cách dùng dao khứa nhẹ vào mỗi đốt (khớp) của cánh gà vì đó là phần thịt nối liền các xương nên dễ chặt. Một cánh bạn có thể chặt làm 3 miếng là vừa ăn.


Dùng dao cứa vào khớp cánh gà cho dễ chặt

Bước 2: Ướp cánh gà bằng 1 muỗng canh mắm, 1 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng cafe hạt tiêu, 1/2 muỗng cafe hạt nêm. Ướp cánh gà trong 1 tiếng để thấm gia vị.



 Ướp gà trong 1 tiếng cho thấm gia vị

Bước 3: Cho 1/2 muỗng canh bột mì và 1/2 muỗng canh bột năng vào 1 chén con trộn đều. Tiếp đến, rắc hỗn hợp bột đó vào phần thịt gà đã ướp, trộn đều sao cho bột bám vào các miếng cánh gà.

Bước 4: Đặt chảo lên bếp, đổ nhiều dầu ăn vào, cho cánh gà vào chiên ngập dầu, lửa vặn to. Khi cánh gà ngả vàng, vặn lửa vừa. Chiên đến khi thịt gà màu hơi nâu đều các mặt thì vớt ra để ráo dầu. Sau đó gắp cánh gà ra đĩa, ăn kèm muối tiêu chanh, thưởng thức cánh gà chiên nước mắm với cơm nóng cho ngon nha các bạn!




Chiên gà ngập dầu cho chín đều

Cánh gà chiên mắm có màu vàng ươm cùng nước sốt đặc quánh, nhìn vô cùng ngon mắt. Khi ăn, món có vị giòn sụn do thịt gà đã được chiên kỹ, ăn vô cùng thơm ngon và đậm đà.


Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Cách làm bánh khúc cây đón Giáng Sinh đơn giản

Bánh khúc cây là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày lễ Giáng sinh. Trong nhiều năm gần đây người Việt cũng ưa chuộng dịp Giáng sinh hơn. Giáng sinh tuy không được nghỉ lễ dài ngày như ở phương Tây nhưng người Việt luôn coi đó là một dịp vui tươi, là dịp đặc biệt để tặng quà cho những người mình yêu quý hay là dịp cho các cặp đôi hẹn hò. Hòa chung với không khí Giáng sinh đang rộn rã khắp nơi nơi, Beemart cũng xin góp thêm cách làm bánh khúc cây Giáng sinh truyền thống để những bạn nào đảm đang có thể tự làm nha!



Nguyên liệu
Bạt bánh bông lan cuộn
Socola đen 230g
Sữa tươi không đường 40ml
Trứng (tách riêng lòng đỏ và lòng trắng) 5 quả
Cream of tartar 1/2 muỗng cà phê
Đường 70g
Dầu ăn 45ml
Bột bánh bông lan 100g (hoặc 80g bột mì đa dụng và 20g bột bắp)
Muối 1 nhúm nhỏ
Bột nở 1/3 muỗng cà phê

Kem tươi phết bánh
Kem tươi 300ml
Đường 30g

Kem phủ socola – Chocolate Ganache
Kem tươi 140g
Socola 170g
Đồ trang trí Noel đặt lên bánh 

Cách làm

Bước 1: Đầu tiên bạn làm phần bạt bánh bông lan cuộn trước, cho 60g socola đen cùng 40ml sữa tươi không đường vào trong lò vi sóng quay trong 1 phút 30 giây ở mức công suất trung bình. Sau đó, bạn mang ra rồi khuấy đều để socola tan ra hết nhé!


Bước 2: Bạn mở lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C, chế độ 2 lửa và làm nóng lò nướng trước 10 phút (nên bật quạt đối lưu nếu có). Bạn mở máy đánh trứng rồi tiến hành đánh 5 lòng trắng trứng cùng với ½ muỗng cà phê cream of tartar, vừa đánh bạn vừa cho 70g đường từ từ vào tô. Thực hiện đánh lòng trắng đến khi bông cứng, xuất hiện chóp nhọn hơi cong thì bạn dừng lại nha.


Bước 3: Tiếp theo, bạn trộn phần 5 lòng đỏ trứng cùng với hỗn hợp socola ở trên. Bạn vừa trộn vừa cho 45ml dầu ăn và 100g bột bánh bông lan vào. Trong trường hợp không có bột bánh bông lan thì bạn có thể thay thể bằn 80g bột mì đa dụng và 20g bột bắp nhé. Bạn bỏ thêm 1 nhúm muối nhỏ, 1/3 muỗng cà phê bột nở ào tô rồi trộn đều lên nhé!


Bước 4: Bạn múc ¼ phần lòng trắng trứng vào hỗn hợp lòng đỏ trứng, bạn trộn đều để cho hỗn hợp loãng ra rồi mới cho ngược lòng đỏ vào lòng trắng trứng trộn đều nha.


Bước 5: Sau đó, bạn đổ bột vào trong khay nướng (26x34cm) đã lót sẵn giấy nến, thực hiện dàn đều bột ra. Bạn đập đập khuôn bánh một vài lần cho đến khi vỡ hết bọt khí to. Mang bánh đặt vào lò nướng, tiến hành nướng trong 18-20 phút.

Khi hết thời gian nướng, bạn có thể thử xem bánh chín hay chưa bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào bánh, nếu bánh đàn hồi và nở phồng lại và không bị lún xuống là được nhé! Bạn mang khuôn bánh ra và để cho nguội.


Bước 6: Bây giờ bạn chuyển sang công đoạn làm nhân kem và cuộn bánh. Bạn trộn 300ml kem tươi cùng với 30g đường. Thực hiện đánh đều cho đến khi kem trở nên bông cứng lại thì tắt máy đi. Đợi bánh nguội rồi thì bạn sử dụng dao róc 4 cạnh của bánh rồi lấy bánh ra.

Bạn lật ngược bánh lại, dùng tạo bóc giấy nến ra rồi thực hiện cắt viền 2 bên và trét kem tươi vào.


Bước 7: Dùng tay khéo léo cuộn bánh lại. Bạn sử dụng dao cắt phần đầu bánh rồi cắt xéo 1 phần, xếp vuông góc để tạo hình khúc cây nha.


Bước 8: Cuối cùng, bạn chuyển sang công đoạn làm kem phủ. Bạn cho 140g kem tươi vào lò vi sóng vặn ở mức công suất cao trong 1 phút. Bạn cho 170g socola đen vào từ từ rồi trộn đều đến khi socola tan hết. Bạn phủ phần kem chocola lên bánh. Chú ý: trong quá trình phủ bạn nên dùng giấy nến lót để khay trang trí được sạch đẹp nha.

Sử dụng nĩa kéo dọc thân bánh để tạo thành những đường vân gỗ cho bánh khúc cây. Bạn lấy giấy nến ra. Dùng đường bột phủ lên bánh để tạo cảm giác như tuyết rơi nha. Dùng một vài đồ noel dễ thương trang trí lên bánh là hoàn tất.


Món bánh khúc cây thật đẹp mắt và hấp dẫn phải không nào? Bánh khúc cây với phần socola phủ ngọt ngào cùng nhân kem béo thơm và ngon miệng. Thực ra nhìn thấy ngoài thế thôi chứ các thao tác làm bánh khúc cây cũng không hề phức tạp nhỉ?


Bánh khúc cây chính ra là một chiếc bánh cuộn thông thường nhưng được phủ kem socola và trang trí những hình giáng sinh ngộ nghĩnh thôi. Mình tin chắc là với công thức làm bánh khúc cây giáng sinh đơn giản này bạn nào cũng có thể trổ tài trong ngày lễ Noel sắp tới đấy nhé!


Chúc bạn thực hiện thành công bánh khúc cây Giáng sinh!

Theo: eva.vn

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Những thực phẩm tuyệt đối không rửa và bắt buộc phải rửa


Nhiều người rửa thịt trước khi nấu, nhưng lại không rửa hoa quả khô trước khi ăn. Đó là sai lầm.


Dưới đây là 3 loại thực phẩm không nên rửa và 3 loại bắt buộc phải rửa, theo Brightside:

1. Thịt gà

Một sai lầm hầu hết chúng ta đang làm mỗi ngày là rửa thịt gà trước khi chế biến. Song theo các nhà nghiên cứu, rửa thịt gia cầm sẽ gây nguy hiểm hơn nhiều so với việc cho thẳng vào nồi nấu chín.


Tiến sĩ Jennifer Quinlan (Đại học Rutgers, Mỹ) nói, nếu rửa thịt chưa nấu, nhất là thịt gà, dễ lây lan vi khuẩn salmonella hoặc các vi khuẩn khác khắp nhà bếp, làm tăng nguy cơ phát tán bệnh. Một số vi khuẩn gắn chặt đến nỗi chúng ta không thể rửa chúng dù làm nhiều lần. 

Các loại thịt khác như bò, lợn, bê, cừu... cũng không nên rửa. Vi khuẩn sẽ được loại bỏ ở nhiệt độ cao, nên bạn đừng lo nấu luôn sẽ bẩn. Nếu bạn vẫn chưa quen thì hãy sử dụng khăn giấy lau sạch bề mặt thịt trước khi nấu.

2. Mì ống



Đừng nghĩ rửa mì ống là hay, bởi việc rửa đã loại bỏ lớp tinh bột bên ngoài - mà chính lớp tinh bột này giúp hấp thụ nước sốt dễ dàng hơn, giúp món mì đậm đà, ngon hơn.

3. Nấm

Bạn không thể rửa nấm hay ngâm nấm trong nước vì nấm hấp thụ nước rất nhiều và sẽ nhanh hỏng. Tốt hơn hết bạn chỉ nên rửa qua thật nhanh và thấm khô bằng khăn giấy và chỉ làm điều này trước khi nấu. Nếu không, nấm sẽ hỏng.

Các thực phẩm bắt buộc phải rửa:

1. Quả không ăn được vỏ

Bạn thường bổ một quả dưa mà không cần rửa vì nghĩ rằng chỉ ăn bên trong, đâu có ăn vỏ. Làm như thế bạn đang rước bệnh vào người.


Trong năm 2010 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã khảo sát 4.500 người, gần như 100 % người được hỏi cho biết họ rửa cà chua trước khi nấu hoặc ăn chúng, nhưng chỉ có 51% nói rằng họ làm như vậy với dưa. Một năm sau đó, dưa bẩn đã gây ra dịch Listeria, làm chết 33 người và gây bệnh cho gần 150 người. Điều này cho thấy, bạn cần phải rửa các loại quả như dưa, chuối... trước khi ăn.

Còn dĩ nhiên các loại quả ăn vỏ bạn càng phải rửa.

2. Hạt và hoa quả sấy khô

Chắc chắn phải rửa hạt ngay cả khi chúng đã bóc vỏ. Chúng ta không bao giờ biết nơi chúng được lưu trữ và cách thức vận chuyển. Rửa sẽ giúp loại bỏ axit phytic - chất bảo vệ hạt khỏi ký sinh trùng nhưng có thể gây hại cho cơ thể con người.


Trái cây khô là một trong các loại thực phẩm được xem là bẩn nhất nhưng người ăn thì thường không nghĩ là phải rửa. Dù bạn mua theo lạng, hay mua túi đóng gói thì cũng phải rửa, thậm chí ngâm nó vài giờ mới nên ăn.

3. Hộp thiếc



Dĩ nhiên vi khuẩn không thể chui vào bên trong chiếc hộp vì có nắp kín. Nhưng vi khuẩn tồn tại trên nắp hộp, nếu bạn không rửa trước khi mở thì sẽ bị xâm nhập.

Theo Bảo Nhiên(vnexpress.net)

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Cách nấu chè khúc bạch ngon mát cho ngày hè

Chắc chắn chè khúc bạch sẽ đem lại những giây phút mát mẻ, thoải mái cho cả gia đình bạn vào những ngày hè nóng nực.


Cách 1:


Nguyên liệu:


- 250 ml sữa tươi không đường

- 250 ml kem tươi

- 80g đường (tùy khẩu vị)

- 25g bột gelatin

- 1-2 thìa cà phê vani chiết xuất

- 1,5 thìa cà phê bột trà xanh pha với 1 thìa canh nước sôi

- Hạnh nhân

- Vải (hoặc nhãn)

- Nước, đường, bột sắn dây ướp hoa bưởi.


Cách làm:

1. Cho một chút nước vào 3 thìa cà phê gelatin, để 5-10 phút cho gelatin nở. Lót khuôn bằng màng bọc thực phẩm để tiện lấy ra.

2. Trộn chung sữa với kem tươi. Cho 250 ml hỗn hợp sữa và kem tươi, cùng với 40g đường, khuấy trên lửa nhỏ cho tan đều. Khi đường tan cho gelatin đã ngâm nở vào khuấy cho tan.



Trộn chung sữa với kem tươi. 

(Nếu muốn làm với vị trà xanh thì thêm bột trà xanh vào.)

3. Nhắc hỗn hợp xuống, cho vanilla, để nguội bớt rồi đổ vào khuôn. Cho vào tủ lạnh đến khi đông lại.

4. Hạnh nhân nướng trong lò ở 110-120 độ C trong 4-5 phút, khi nào nhìn thấy hạnh nhân vàng thơm là được.

5. Đun nước với đường (tùy khẩu vị) khuấy cho đường tan đều. Hòa bột sắn dây với nước rồi đổ vào nồi nước đường, đun cho đến khi nước trong trở lại, để nguội hẳn. Chú ý: Chỉ cho ít bột sắn dây để tạo độ hơi sánh một chút và mùi thơm. Nước dùng vẫn phải loãng để ăn cùng với chè. Nước dùng phải để thật nguội trước khi bày ra ăn.

6. Khúc bạch đã đông nhấc ra, cắt miếng vừa ăn. Vải (nhãn) bóc vỏ bỏ hạt Nếu muốn làm chè Khúc Bạch trái cây thì chuẩn bị thêm các loại trái cây ưa thích khác như dâu tây, thanh long, xoài …


Khúc bạch đã đông nhấc ra, cắt miếng vừa ăn.

(Dâu tây rử sạch, bổ đôi, thanh long cắt miếng vuông, mít bóc hạt, xắt sợi.)

Cho khúc bạch vào bát, thêm quả vải (nhãn, trái cây), đá viên rồi chan nước dùng.

7. Cho khúc bạch vào bát, thêm quả vải (nhãn, trái cây), đá viên rồi chan nước dùng, rắc chút hạnh nhân lên trên.

Cách 2:


Nguyên liệu:

10g gelatin

250g kem tươi - whipping cream

250ml sữa tươi

200g nhãn tươi

20g hạnh nhân thái lát

10ml tinh dầu hạnh nhân, đường vừa đủ ăn.
Cách làm:

1. Ngâm gelatin vào nước lạnh 15 phút cho nở.

2. Pha kem tươi với sữa tươi và đường, nếm cho độ ngọt phù hợp với khẩu vị của bạn. Sau đó khuấy đều đun nóng nhưng không sôi, thêm gelatin vào khuấy tan hoàn toàn, cuối cùng thêm tinh dầu hạnh nhân rồi tắt bếp.

3. Chống dính khuôn bằng cách lót một lớp màng bọc thực phẩm dưới đáy - ở đây mình dùng bát cho tiện.

4. Đổ hỗn hợp trên vào và để trong tủ lạnh đến khi đông lại là xong phần khúc bạch.

5. Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt.

6. Hòa nước đường ngọt vừa rồi đun sôi, cho nhãn vào đun sôi lại rồi tắt bếp ngay để nhãn giữ được độ giòn.

7. Hạnh nhân rang vàng.

8. Khúc bạch khi đã đông lại đem tạo hình theo ý muốn.

9. Sắp khúc bạch ra bát, cho nhãn và nước đun nhãn vào, cuối cùng rắc hạnh nhân lên trên là món chè khúc bạch đã sẵn sàng để bạn thưởng thức rồi!

Khúc bạch béo ngậy, thơm mùi hạnh nhân cùng với nhãn giòn sần sật ăn rất thú vị.


Món chè khúc bạch dùng lạnh quả thực là rất đã khát vào mùa hè. Khúc bạch béo ngậy, thơm mùi hạnh nhân cùng với nhãn giòn sần sật ăn rất thú vị.
                                                                                                      Theo: phunutoday.vn

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Cách nấu cari gà tuyệt ngon cho ngày cuối tuần

Cà ri gà là món đặc trưng thường xuất hiện trong những buổi tiệc của người dân Nam Bộ. Bởi đây là món ăn có màu vàng khá bắt mắt lại có vị ngọt, béo, thơm ngon. Nhân dịp cuối tuần, hãy cùng vào bếp thực hiện món cà ri gà đãi cả gia vị.


Cà ri gà ăn cùng bánh mì và muối ớt chanh

Nguyên liệu:

- 1 con gà khoảng 1,5 - 2 kg (nên chọn gà mái dầu thịt sẽ dai, ngon hơn)

- 500g dừa nạo

- ½ kg khoai lang + ½ kg khoai môn

- 1 gói bột cà ri Việt Ấn

- 1 hũ cà ri dầu

- 5 cây sả

- Hành tím, tỏi, bột nghệ

- Đường, bột nêm, muối…

Sơ chế:


Thịt gà ướp với bột cà ri

- Gà làm sạch, rửa qua nước muối pha loãng, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Ướp gà với nửa gói bột cà ri, cà ri dầu, ít bột nghệ, đường, bột nêm… để gà thấm 30 phút. Không nên ướp nước mắm vì sẽ làm mất mùi thơm của bột cà ri.

- Cho nước ấm vào dừa nạo, vắt lấy 1 chén nước cốt để riêng. Tiếp tục cho nước ấm vào, vắt lấy 1 lít nước dão.

- Khoai lang, khoai môn gọt vỏ, ngâm trong nước muối loãng, xắt miếng to, vớt ra để ráo

- Sả đập dập, quấn lại thành bó

- Tỏi bằm nhuyễn

- Hành tím lột vỏ, rửa sạch để ráo


Nguyên liệu cho món cà ri gà

Thực hiện:

- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm tỏi, tiếp tục cho thịt gà vào xào đến khi thịt săn lại. Trút thịt gà vào nồi, bên dưới có lót sả.

- Tiếp tục dùng chảo đã xào gà cho thêm ít dầu ăn, phi thơm nửa gói bột cà ri còn lại, cho khoai lang, khoai môn vào xào sơ. Bạn cũng có thể chiên vàng khoai trước khi phi với bột cà ri cho thơm.


Khoai lang, khoai môn đã xào sơ với bột cà ri

- Cho nước dừa dão vào nồi thịt gà, đun sôi. Khi nấu, chịu khó vớt phần bọt dừa nổi lên để ra riêng nhằm tránh tình trạng nước cà ri bị bồng con, không đẹp mắt. Đun sôi nồi gà đến khi thịt mềm, tiếp tục cho khoai lang, khoai môn vào nấu chín. Nêm thêm đường, muối sao cho có vị ngọt đậm đà.

- Khi khoai đã chín, cho nước cốt dừa cùng chén nước bọt dừa đã vớt khi nãy vào nồi cà ri cùng củ hành tím. Chờ nước sôi lại thì tắt bếp.

- Múc cà ri ra tô, trang trí lá cà ri tươi hay lá chanh đều đẹp.

Món cà ri gà khi hoàn tất có màu vàng khá bắt mắt, nước sánh lại có vị ngọt, béo rất thơm ngon. Món này nhất định phải dùng nóng với bánh mì, chấm kèm muối ớt chanh thì ngon tuyệt.


Cà ri gà thơm ngon

Theo Thanh Hà (Người lao động)

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Cách làm bánh bò hấp nước cốt dừa ngon tan chảy

Có ai bị kích thích bởi miếng bánh bò thơm tơi, tan nơi đầu lưỡi này không? Nếu có thì ghim và thực hành ngay cách làm bánh bò hấp nước cốt dừa này nhé!

Nguyên liệu

100gr bột gạo

60gr năng

70gr đường

250ml nước dừa tươi

50ml nước cốt dừa

1 chút xíu muối

3gr baking powder

3gr men = dry yeast

Mè rang giã nhuyễn

Phần nước cốt dừa: 200ml nước cốt dừa, 20gr đường, 1 chút xíu muối


Cách làm

Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian là bạn đã có món bánh bò hấp rất thơm ngon đãi cả nhà rồi. Cách làm cũng không khó làm đâu cả nhà ơi.


Cách nấu nước cốt dừa: Cho nước cốt dừa, đường, xíu muối và 50ml nước vào chảo nấu tan sau đó chút chút nước tinh bột bắp vào khuấy đều tạo độ hơi sánh.


Bột gạo, bột năng, men, muối, đường và bột nở cho vào âu trộn đều, sau đó cho gần 2/3 nước dừa tươi vào mang bao tay nhồi 10 phút ( nhồi càng lâu rỗ bánh càng nhiều). Bây giờ cho hết phần nước dừa tuơi còn lại và nước cốt dừa vào nhồi chung. Bọc màn thực phẩm ủ 3 -4 tiếng hoặc lâu hơn. Khi bột sủi tăm ( giống như sữa chua bị hư) là được.








Nấu 1 nồi nước sôi, đặt chén hay khuôn to có thoa chút dầu vào xửng hấp 5 phút ( khuôn nóng) thì đổ bột vào, đậy nắp hấp 15-17 phút là bánh chín. Lấy bánh ra để hơi nguội trước khi lấy cắt.



Cho bánh bò ra dĩa, chan nước cốt dừa, rắc mè rang là hoàn tất.


Chúc các bạn thành công với hướng dẫn cách làm bánh bò hấp nước cốt dừa ngon tuyệt. Đây chắc chắn là món ăn vặt tuyệt ngon cho những ngày trời mát mẻ đấy!

(Theo: bepgiadinh.com)

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

10 món ăn ngon ngày Tết trong mâm cỗ miền Bắc


Tết là dịp mọi người trở về quê hương đoàn tụ với gia đình để tận hưởng hơi ấm tình thân. Với sự khác biệt về địa lý, phong tục cũng như văn hóa ẩm thực của mỗi miền khác nhau và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc.

Trong văn hóa ẩm thực của người Hà nội vốn ưa chuộng về hình thức nên mâm cơm ngày tết được chuẩn bị rất công phu, đẹp mắt với đĩa xôi gấc đỏ tươi, thịt gà luộc rắc lá chanh, các món xào, món canh thì được rắc thêm hành, rau thơm lên trên nhìn vào mâm cơm gợi nhớ như nhìn vào 1 bức tranh màu sắc của bốn mùa mong muốn 1 năm mới ấm no, hạnh phúc .

Tết ở miền Bắc trong mâm cỗ gồm có 4 bát canh như: 1 bát chân giò lợn nấu măng, 1 bát miến, 1 bát mọc nấm, 1 bát bóng thả và 4 đĩa thức ăn như: 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa thịt gà luộc, 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa chả quế tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương.

Mâm cỗ lớn thì có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Trải qua các thay đổi của từng thời kì nhưng mâm cỗ tết ở miền Bắc vẫn giữ bản chất đúng nét cổ truyền của dân tộc việt Nam.




Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc
Xôi gấc

Hướng dẫn cách nấu xôi gấc ngon 3 tầng ngày tết

Theo quan niệm của dân ta từ xưa thì màu đỏ là màu của may mắn hạnh phúc, vì vậy trong các ngày rằm, ngày lễ đặc biệt là ngày Tết đến sẽ có 1 đĩa xôi gấc. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp, sau khi đồ chín xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Xôi gấc
Bánh chưng

Nhắc đến Tết là nhắc đến bánh chưng, 1 loại bánh có lịch sử lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của người Việt thể hiện sự kết tinh của đất trời, để có chiếc bánh chưng ngon cần có đôi bàn tay khéo léo để làm ra những chiếc bánh vuông vức, thơm ngon. Bánh được gói từ gạo nếp với đậu xanh, thịt lợn và 1 chút hạt tiêu sau đó luộc trong khoảng 14 tiếng.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Bánh chưng
Thịt nấu đông

Cách nấu thịt đông ngon cho những ngày se lạnh
Thịt gà nấu đông món ngon cho ngày Tết

Một món ăn ngon đặc trưng của mùa đông ở miền Bắc đó là thịt đông, tiết trời se lạnh mà thưởng thức món thịt đông sẽ mang lại cảm giác rất lạ nhưng lại hấp dẫn người ăn.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Thịt nấu đông
Dưa hành

Một món ăn bình dị trong mâm cỗ tết đó là món dưa hành, với vị chua chua cay nhẹ được dùng ăn kèm với bánh chưng hay thịt đông là món chống ngán hữu hiệu trong ngày tết.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Dưa hành
Thịt gà luộc

Khéo léo với cách luộc gà ngon và trang trí tinh tế

Một món ăn ngon ngày tết tuy đơn giản nhưng không thể thiếu là Thịt gà luộc. Những miếng thịt gà có màu vàng tươi, được rắc thêm những sợi lá chanh thái nhỏ chấm với gia vị chanh ớt tạo nên một hương vị khó quên.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Thịt gà luộc
Nem rán

Nem rán một món ăn độc đáo không chỉ quen thuộc ở bữa cơm gia đình hàng ngày mà còn là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết miền bắc. Những miếng nem được rán vàng với lớp vỏ giòn rụm, nhân bên trong có thịt, trứng, mộc nhĩ, giá thơm mềm. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là ” quốc hồn quốc túy ” của người Việt.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Nem rán
Giò

Khi chuẩn bị mâm cỗ cổ truyền của người miền bắc thì chắc chắn các bạn không thể quên món giò. Những khoanh giò trắng mịn là món dễ ăn và tiện lợi.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Giò
Canh măng

Một bát canh măng thơm lừng và béo ngậy cũng là một món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Canh măng được nấu từ măng khô nấu với xương sườn hoặc móng giò.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Canh măng
Chè kho

Thơm ngon chè đậu xanh kho

Một món ăn được dùng để đãi khách trong ngày Tết nữa đó chính là chè kho. Cách nấu chè rất đơn giản mà lại ngon, chè có một hương vị đặc biệt thơm thơm mùi của đỗ xanh, chút thoang thoảng của nước hoa bưởi ăn vừa mát vừa mềm mịn.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Chè đậu kho
Mứt sen

Mứt bí thơm ngon cho Tết cổ truyền
Mứt khoai tây hương vị mới cho ngày Tết cổ truyền

Một món ngon nữa không thể bỏ qua là món mứt sen. Những hạt mứt sen tròn, thơm ngon có vị bùi thanh mát. Được thưởng thức cùng 1 tách trà nóng sẽ làm cho bạn thêm yêu cái Tết đầy đầm ấm ở miền Bắc.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc – Mứt sen

Với 10 món ngon trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc vừa được giới thiệu thì còn rất nhiều món ngon cổ truyền trong ngày Tết khác như: rau xào thập cẩm, thịt kho, canh bóng…và các món ăn tráng miệng còn có mứt dừa, mứt bí, mứt gừng…mỗi món ăn có một màu sắc riêng, hài hòa hương vị mang lại ngày Tết vui vẻ.

                                                                                            Theo Thu Thảo(agiadinh.net)

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Cách làm bánh rán mặn thơm ngon ai cũng muốn ăn

Những chiều đông se lạnh mà được thưởng thức những chiếc bánh rán mặn nóng hổi, vỏ giòn nhân thịt mềm thơm thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Cách làm bánh rán mặn cũng không hề khó
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 1
Bánh rán mặn
Nguyên liệu làm bánh rán mặn:
Phần nhân bánh:
- 150gr thịt băm
- 1 nắm mộc nhĩ
- Vài cái nấm hương
- 1 củ cà rốt
- 1 nắm miến khô
- Hạt tiêu, bột nêm, xíu muối
Phần vỏ bánh:
- 160gr bột nếp
- 3 thìa đong gạt bột gạo tẻ
- 1 thìa đường
- 1 xíu muối
- 1 củ khoai lang nhỏ
- Nước ấm
- Dầu ăn
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 2
Nguyên liệu làm bánh rán mặn
Hỗn hợp nước chấm rau củ ăn kèm:
- Cà rốt
- Đu đủ xanh hoặc su hào
- Nước mắm
- 1 quả ớt sừng
- 1 củ tỏi
- 1 thìa đường
- Nước cốt chanh hoặc giấm
- Nước lọc
- Rau thơm
Cách làm bánh rán mặn:
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 3
- Bước 1: Trước tiên bạn gọt vỏ cà rốt, đu đủ xanh rồi rửa sạch, tỉa hoa nếu thích sau đó đem thái thật mỏng. Cho cà rốt+ đu đủ xanh vừa thái vào bát, thêm 1 chút đường, 1 chút muối, giấm và trộn đều, ướp 20-30 phút cho ngấm gia vị. Ớt sừng+ tỏi băm nhỏ.
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 4
- Bước 2: Mộc nhĩ+ nấm hương+ miến ngâm nước cho nở mềm sau đó thái nhỏ, lấy 1/2 củ cà rốt bào nhỏ. Rau thơm rửa sạch để ráo nước.
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 6
- Bước 3: Cho khoai lang vào nồi đem luộc cho khoai chín bở, vớt ra bóc sạch vỏ rồi đem cân lấy 40gr cho ra bát, dằm cho khoai nhuyễn ra.
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 7
- Bước 4: Cho bột nếp, bột gạo, khoai lang, 1 xíu muối, 1 thìa dầu ăn, 1 thìa đường vào tô rồi trộn đều, thêm từng ít nước ấm vừa trộn đều vừa thêm nước, nhồi lại sơ qua thấy bột vừa đủ nước để bột mềm dẻo là được, lấy bột ra mặt phẳng sạch rồi nhồi thêm vài phút để bột mềm mịn mà không dính tay là đạt. Bọc kìn khối bột để cho bột nghỉ 20-30 phút.
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 8
- Bước 5: Cho thịt xay vào tô, thêm miến+ mộc nhĩ+ nấm hương, cà rốt thái nhỏ, bột nêm, 1 xíu muối, tiêu sau đó trộn đều nguyên liệu.
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 9
- Bước 6: Xúc từng ít nhân cho vào tay và nắm lại cho chặt, chúng ta được viên nhân hình bầu dục, để ra đĩa và làm hết nguyên liệu còn lại.
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 10
- Bước 7: Bột sau khi đã nghỉ xong thì lấy ra, ngắt từng viên bột vừa phải vo tròn sau đó ấn dẹt rồi đặt viên nhân vào giữa, gói lại cho kín nhân, chúng ta được chiếc bánh đầu tiên. Cứ như vậy bạn gói bánh cho hết mới chuẩn bị chiên bánh.
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 11
- Bước 8: Đặt chảo lên bếp cho nhiều dầu vào đun cho nóng dầu, tiếp theo bạn thả từng chiếc bánh vào chiên, khi bánh sắp ngả màu vàng thì lật bánh chiên tiếp tới khi bánh chín vàng đều thì vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 12
- Bước 9: Pha nước chấm, bạn cho đường vào bát, thêm nước lọc, giấm, nước mắm và khuấy đều cho đường tan hết, nếm thử xem độ mặn ngọt, chua của nước mắm như ý là được. Sau cùng thêm ớt băm, tỏi băm cùng với đu đủ, cà rốt tỉa hoa vào trộn đều, chúng ta được bát nước chấm bánh rán mặn.
Trời lạnh "thèm vật vã" bánh rán mặn giòn thơm, nóng hổi - 13
Xếp rau thơm ra đĩa sau đó bày bánh rán mặn lên trên, khi ăn chấm nước mắm chua cay ăn kèm rau củ thì ngon phải biết.
                                                                                                                 Theo Giang Giang (Dân Việt)