Cách nấu chè bưởi giòn ngon không đắng, mát lạnh ngọt thơm

Trưa hè nắng nóng, có cốc chè bưởi mát lạnh ngọt thơm, lại có phần cùi bưởi dai dai, sần sật còn gì tuyệt hơn. Cách làm chè bưởi không quá phức tạp như nhiều người nghĩ, chỉ cần làm tốt khâu xử lý cùi bưởi, mọi khâu khác chỉ là chuyện nhỏ.

3 bước cơ bản để làm món ăn chay ngon đơn giản đến lạ kỳ

Nấu ăn chay thì không phải là những làm sao để có thể nấu được những món ăn chay ngon hấp dẫn thì không phải là một điều dễ dàng đâu nhé. Sau đây là 3 bước cơ bản để bạn có thể làm món ăn chay ngon hấp dẫn cho gia đình trong những ngày mùng 1.

Cách làm bánh mì trứng muối món ăn ngon đơn giản tuyệt vời

Cách làm bánh mì trứng muối món ăn ngon đơn giản tuyệt vời cho bữa sáng của gia đình bạn nhé. Đây là công thức làm bánh mì trứng muối thơm ngon hấp dẫn không kém gì ngoài hàng.

Bí quyết nấu chè thập cẩm chuẩn đúng vị

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hướng dẫn làm bánh hoa anh đào mới lạ cho ngày cuối tuần

Ngày cuối tuần bạn đã biết làm món ăn gì cho gia đình mình chưa ? Chưa thì bạn hãy thử sức đầu bếp của mình làm bánh hoa anh đào truyền thống của Nhật Bạn mới lạ mát lạnh cho gia đình thưởng thức nhé.

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

10 món ăn ngon không nên bỏ qua khi đến miền Trung


Các loại bánh Huế, mì Quảng, cơm hến hay bún cá... là những món ăn ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến miền Trung.

1. Bún bò Huế


Ai từng ăn bát bún bò Huế sẽ không quên được cái vị cay xé lưỡi của nó. Ớt được người bán cho một ít vào trong nước dùng, ngoài ra trên bàn ăn luôn có nhiều loại ớt cho bạn lựa chọn như: ớt băm, ớt sa tế, ớt trái thái lát... Bát bún bò Huế nóng hổi, vừa ăn vừa hít hà, ăn xong thì người đã toát mồ hôi hột.

2. Cơm hến


Tô cơm hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, của nước luộc hến. Có thể nói cơm hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng với người Huế như vậy mới đã, mới thấm và mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn.

3. Mì Quảng


Đặc điểm của món ăn này là nước lèo phải sánh và rất ít chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm. Ăn kèm với bánh tráng (bánh đa) cùng các loại rau như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng, những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

4. Cao lầu


Có hình thức giống với mì Quảng nhưng cao lầu là một món ăn có nhiều nét đặc trưng riêng biệt của mình. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.

5. Don Quảng Ngãi


Nghe tên có vẻ lạ nhưng món ăn này lại rất đơn giản, chỉ gồm một tô nước có một ít don, hành tây và một bánh tráng gạo nướng giòn cùng những trái ớt xiêm xanh đặc trưng. Khi ăn bạn phải vừa ăn, vừa húp nước mới có thể cảm nhận hết được cái vị ngọt của nước, cái giòn mềm của bánh tráng nướng cùng cái vị cay xè của ớt xiêm tạo nên một món ăn lạ miệng.

6. Cơm gà Tam Kỳ


Mảnh đất Tam Kỳ (Quảng Nam) đã gắn liền với món cơm gà. Gạo và nếp được trộn lẫn chung với nhau để nấu cơm là đặc trưng của món ăn này. Gà không được thái thành từng lát mà được xé nhỏ, bóp với hành tây, rau răm, rau thơm, ngò cùng ít gia vị cho đậm đà.

7. Các loại bánh Huế


Đến với cố đô Huế, du khách không thể bỏ qua những món bánh nổi tiếng ở đây. Có thể kể ra đây tên một vài loại bánh quen thuộc như: bánh bèo chén, bánh ram ít, bánh phu thê, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh ướt...

8. Bún chả cá


Bún chả cá là món ăn nổi tiếng của người miền Trung với nhiều thương hiệu như: bún chả cá Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang... Món ăn đơn giản với nước dùng trong, chả cá và những sợi bún loại nhỏ xíu. Nguyên liệu để làm chả cá thường là cá thu, cá mối, cá cờ… Đặc biệt, khi ăn bún chả cá phải ăn kèm với tương ớt cùng đĩa rau sống thái nhỏ với rất nhiều loại rau như xà lách, rau thơm, húng quế, bắp chuối thái nhỏ, giá…

9. Bún cá dầm Nha Trang 


Bún cá dầm là món ăn bình dị của thành phố biển. Được nấu với cá dầm, là loại cá đặc sản nổi tiếng ở vùng biển Khánh Hòa. Cá còn sống được làm sạch, luộc chín, bỏ da và xương, thịt cá được thái thành từng khúc vừa ăn. Nước dùng không nấu từ xương heo mà từ xương của các loại cá như cá thu, cá cờ hoặc mua các loại cá nhỏ về ninh để lấy nước. Nhờ đó nên nước dùng có vị ngọt thanh rất tự nhiên, không lẫn vào đâu được.

10. Bánh canh cá lóc


Đây là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Trị... với nguyên liệu chính là sợi bánh canh làm từ bột gạo và cá lóc. Cá lóc được làm sạch, luộc chín, lóc hết xương, rim lên vàng ươm. Thịt cá lóc có tính hàn, ăn vào có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe của người dân ở vùng đất quanh năm khô hạn và đầy nắng gió này.


Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

15 món đặc sản ngon khó cưỡng khi về miền Tây Nam Bộ

1. Đuông dừa



Đuông dừa là 1 loại ấu trùng, cánh cứng, có nhiều nhất ở miền tây nam bộ. Đuông dừa rất dễ bắt, nó thường sinh sống trong cổ hũ (bên trong ngọn) của thân cây dừa, cau,…nói chung là các loại cây thuộc họ Cau, khi muốn bắt được ta phải đốn bỏ các cây đó.

Đuông dừa là một loại thức ăn bổ, sạch, chứa nhiều protein và cung cấp nhiều vitamin A, C, B1, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe. Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như : đuông chiên giòn, gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông lăn bột,… 

2. Bún cá



Bún cá là một món ăn bình dị nhưng chứa đựng cả một bức tranh quê hài hòa giữa sắc và vị. Đây là một món ăn phổ biến ở miền Tây với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng,...

Không giống món bún cá của người miền Trung được chế biến từ cá biển, bún cá miền Tây được chế biến từ những con cá lóc béo tròn trên các dòng sông, đồng ruộng ở đây.

3. Cá lóc nướng trui



Bạn phải chọn cá lóc lớn khoảng 400 – 500g là vừa, lớn quá khó nướng, để nguyên con không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng.

Bếp được tạo nên bởi mấy hòn gạch xếp lên, lửa được đốt bằng rơm chứ không phải bằng than. Nướng cho đến khi cá cháy khét nhưng phải trở mặt cá cho đều. Trong thời gian nướng dùng “chổi” thoa mỡ hành lên mình cá.

Khi nước mỡ từ cá chảy xuống lửa than xèo xèo thì nhắc con cá ra, dùng đao cạo sạch vảy sẽ làm lộ ra lớp da cá vàng cháy. Sau đó xẻ đôi con cá dọc theo lưng, lấy bộ đồ lòng của cá cho vào chén nước mắm đường đầm me, tỏi, ớt để làm nước chấm.
4. Cơm tấm



Ở miền Tây, cơm tấm là một món ăn phổ biến mà bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu. Không chỉ có cơm tấm sườn, món ăn này được biến tấu khá nhiều như cơm tấm phá lấu, cơm tấm Long Xuyên,...

Tuy không có gì đặc biệt, chỉ với một đĩa cơm tấm, bên trên là sườn, phá lấu hay chả cùng ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm, chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng khi thưởng thức bạn mới cảm nhận được hết cái ngon riêng. 

5. Cháo cá lóc



Đây là món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây nhưng lại là một đặc sản để đón tiếp du khách. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi.

Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh.

6. Cháo cua đồng



Cháo cua đồng là món ăn dễ thấy và cũng dễ kiếm ở non nước miền Tây. Đây là món ăn rất bổ, thanh mát, giúp hạ đường huyết nên thường được dùng vào mùa hè.

Món cháo cua đồng khi ăn sẽ kèm thêm một hột (trứng) vịt lộn và thêm 5 loại rau: rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Chính sự hòa quyện giữa vị thơm ngậy của cua đồng và 5 loại rau trên tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn của món ăn mà du khách nhất định sẽ không thể cưỡng lại.
7. Chuột đồng



Thịt chuột là món ăn “khoái khẩu” không chỉ của người miền Tây Nam Bộ mà còn nhiều người nếu có dịp thưởng thức một lần.

Đến mùa chuột, bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt chuột, trước là cải thiện bữa cơm gia đình, sau nhằm giới thiệu món ngon miệt đồng, cũng là cách làm giảm bớt chuột bảo vệ mùa màng.
8. Lẩu mắm



Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua.

Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc - An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo. 

9. Lẩu cua đồng



Món ăn dân dã này có nhiều ở các tỉnh miền Tây, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như: cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau... Dù có biến tấu như thế nào, nó vẫn giữ được hương vị ngọt thanh mát đặc trưng của cua đồng. Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, được thưởng thức hương vị thơm ngon, thanh mát của nồi lẩu cua đồng bốc khói thì không còn gì lý tưởng bằng.

10. Lẩu cá linh bông điên điển



Tuy chỉ là một món ăn hương đồng gió nội, nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng.

Bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.

11. Bò tùng xẻo



Nói đến Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là sai lầm. Bò được cắt lấy tiết, làm lông sạch, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như kinh lăng, lá sả, tía tô…. xong khâu chặt lại. Ðem bò đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bó chín vàng. Lúc ăn người ta cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi dùng nĩa găm và dao cắt chấm với tương. 

12. Bánh xèo



Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Tây Nam bộ. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột.

Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột thật mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.

13. Bánh pía



Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà.

Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ. Có thể gọi bánh pía là một món ngon miền Tây "được lòng" du khách nhất.

14. Bánh canh



Bánh canh miền Tây có nhiều loại gồm bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa... Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm.

Món ăn này đã trở nên quen thuộc với đời sống ẩm thực của người miền Tây và họ có thể ăn món này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

15. Hủ tiếu



Một trong những món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng ở miền Tây là hủ tiếu. Nước lèo hủ tíu trong veo, thơm lừng mùi mực nướng, mùi tôm khô, mùi hành phi,… Xương ống, giò heo và sườn non chặt miếng được hầm mềm rượi.

Còn sợi hủ tiếu thì nhỏ rứt như sợi bún có độ dai vừa phải, không quá dai mà cũng không quá bở. Đây là món ăn giữ chân du khách bởi mùi vị rất riêng của mình./.

                                                                      Theo Nhật Linh (tổng hợp) / Gia đình Việt Nam

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Cách nấu chè bưởi giòn ngon không đắng, mát lạnh ngọt thơm

Trưa hè nắng nóng, có cốc chè bưởi mát lạnh ngọt thơm, lại có phần cùi bưởi dai dai, sần sật còn gì tuyệt hơn. Cách làm chè bưởi không quá phức tạp như nhiều người nghĩ, chỉ cần làm tốt khâu xử lý cùi bưởi, mọi khâu khác chỉ là chuyện nhỏ.

Nguyên liệu làm chè bưởi: 


- 200 gr đỗ xanh đã xát vỏ
- 1 quả bưởi
- Đường (tùy theo khẩu vị ngọt hay nhạt mà bạn nêm nếm cho vừa ăn nhé)
- Muối
- 100 gr bột năng
- 5 ml tinh chất vani

Cách làm chè bưởi giòn ngon không đắng


- Bước 1: Đỗ xanh ngâm trong nước khoảng 1 tiếng cho nở, vớt ra rổ, để ráo. Bưởi gọt vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần cùi trắng, xắt hạt lựu cỡ 1,5cm.


- Bước 2: Trộn đều muối với cùi bưởi xắt nhỏ. Bóp nhẹ tay trong vòng vài phút rồi xả thật sạch với nước lạnh, sau đó vắt ráo nước.

Lặp lại quy trình trên 2 lần nữa, nếm thấy cùi bưởi hết vị the đắng thì ướp cùi bưởi với một ít đường trong khoảng 1 tiếng.

Nếu thấy cùi bưởi vẫn còn đắng, luộc sơ rồi vắt ráo nước (không vắt quá kiệt), sau đó ướp đường.


- Bước 3: Lăn khô cùi bưởi ướp đường với bột năng. Để một vài phút cho bột áo phủ đều cùi bưởi rồi dùng rây lọc lược bớt phần bột năng dư ra.

- Bước 4: Đun nước thật sôi rồi thả cùi bưởi vào. Khi thấy cùi bưởi chuyển sang màu trắng trong và nổi lên thì vớt ra. Nhanh tay đổ cùi bưởi vào một tô nước đá để giữ cho cùi bưởi cứng và giòn. Khoảng 15 phút thì vớt ra, để ráo nước.

- Bước 5: Đun sôi một nồi nước khác, cho đường vào khuấy tan. Sau đó cho đỗ xanh vào đun thêm khoảng 10 phút, nếm thử thấy đỗ xanh chín tới là được.

- Bước 6: Hòa tan bột năng với nước rồi đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi thấy nước chè bắt đầu sánh lại. Cho tiếp cùi bưởi vào, đun nhỏ lửa, sau đó cho thêm tinh chất vani để tạo hương thơm. Khi chè bắt đầu sôi thì tắt bếp.

Múc ra cốc và thưởng thức. 

- Mách nhỏ: Bạn có thể tự làm thêm nước cốt dừa để ăn kèm cùng chè bưởi sẽ rất thơm và ngon.

Mặc dù có khá nhiều công đoạn nhưng cách nấu chè bưởi không quá cầu kỳ như nhiều người nghĩ. Chỉ cần xử lý tốt khâu cùi bưởi, mọi bước còn lại khá đơn giản.


Chúc các bạn thành công với cách làm chè bưởi giòn ngon không đắng này nhé!

Theo Nguyên Thảo (Dân Việt)

Bí quyết nấu chè thập cẩm chuẩn đúng vị

Vào những ngày thời tiết oi nóng của mùa hè, một món tráng miệng ngon lành, dễ làm là những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu. Và món chè thập cẩm mát lạnh chính là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Chỉ tốn chưa đến một giờ đồng hồ bạn đã có thể hoàn thành món chèthập cẩm thơm ngon. Cùng bắt tay vào làm món chè ngon tuyệt hảo đểgia đình thưởng thức nào.

Chuẩn bị nguyên liệu:
  • 1/2 củ khoai môn: Gọt vỏ khoai, rửa sạch và cắt miếng vuông
  • 3 củ khoai lang: Gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc
  • 250g bột năng: Ngâm nở trước lúc nấu khoảng nửa tiếng
  • 150g đậu đỏ: Ngâm đậu đỏ qua đêm cho mềm (Có thể thay bằng đậu đen, đậu xanh...)
  • 300ml nước cốt dừa đóng hộp, vài thìa dừa khô
  • 350g đường kính trắng
Tùy theo sở thích bạn có thể cho thêm hạt chân châu, đậu xanh hoặc hoa quả tươi.


Bạn có thể thay đổi các nguyên liệu để tạo thành một món chè theo sở thích của gia đình.

Hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Cho bột năng đã ngâm vào nồi, nấu khoảng 20 phút cho bột chuyển sang màu trong. Sau khi bột năng chín, cho ngay ra rổ, xả nước lạnh và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Bước 2: Nấu đậu đỏ với nước vừa ngập mặt hoặc có thể đong 1 lon đậu: 1 chén nước.

Bước 3: Khi đậu đỏ mềm, cho khoai môn vào. Nấu khoảng 15 phút, khoai môn mềm, cho tiếp khoai lang vào nồi.

Bước 4: Cho đường vào nồi khoai, đậu khuấy đều và nấu thêm khoảng 15 phút. Sau đó cho bột năng vào, khuấy thêm lần nữa và tắt bếp.

Bước 5: Múc chè ra bát, cho nước cốt dừa lên mặt và thưởng thức. Dùng chè khi còn lạnh sẽ ngon hơn.

Chúc bạn thành công!

Nguyễn Hà

Hướng dẫn làm bánh hoa anh đào mới lạ cho ngày cuối tuần

Ngày cuối tuần bạn đã biết làm món ăn gì cho gia đình mình chưa ? Chưa thì bạn hãy thử sức đầu bếp của mình làm bánh hoa anh đào truyền thống của Nhật Bạn mới lạ mát lạnh cho gia đình thưởng thức nhé.


Nguyên liệu làm bánh hoa anh đào :

Phần bánh:
  • 2 lòng trắng trứng
  • 100gr bột mì
  • 60gr đường trắng
  • 25gr đường bột
  • 15gr bột hạnh nhân
  • 60gr bột dâu
  • 10gr bột (hoặc 2 giọt) màu thực phẩm đỏ
Phần nhân:
  • 25g whipping cream
  • 50gr socola trắng
  • 10gr bột dâu
  • Túi bóp kem
  • giấy nến
Bước 1 : Đánh bông lòng trắng trứng gà rồi cho bột mì, bột hạnh nhân, 60gr đường và bột dâu đỏ vào trộn cùng.


Bước 2: Cho một chút phẩm màu đỏ vào trộn lên để phần bột bánh có màu hồng như ý thích của mình nhé.


Lưu ý: khi trộn bạn nhớ nhẹ tay để hỗn hợp không bị xẹp nghen.
Bước 3: Cho hỗn hợp bột bánh vào túi bóp kem rồi nặn tạo hình bông hoa trên giấy nến bằng cách: để túi bóp kem vuông góc với bề mặt giấy, bóp nhẹ túi đến khi được cỡ một cánh hoa thì dừng bóp và nhấc chéo túi về phía nhị hoa.


Bước 4: Rây đường bột những bông hoa rồi nướng 20 - 25 phút ở 175 độ C.


Bước 5:Tiếp đó, trộn socola trắng đã đun chảy với whipping cream và bột dâu thành hỗn hợp sệt rồi quết lên bánh.


Bước 6: Kẹp 2 cánh hoa lại với nhau là bạn đã có những chiếc bánh ngon lành rùi!
- Nếu được bảo quản tốt thì bánh này có thể để được trong khoảng 3 - 7 ngày nhé.

Chúc các bạn thành công!

Cách làm bánh mì trứng muối món ăn ngon đơn giản tuyệt vời

Cách làm bánh mì trứng muối món ăn ngon đơn giản tuyệt vời cho bữa sáng của gia đình bạn nhé. Sau đây là công thức làm bánh mì trứng muối thơm ngon hấp dẫn không kém gì ngoài hàng.


Bánh mì trứng muối cần những nguyên liệu sau :
- Lòng đỏ trứng gà: 2 lòng;
- Bột mì: 300g;
- Bơ hâm chảy: 80g;
- Đường: 70g;
- Sữa tươi không đường hơi ấm: 140ml;
- Men nâu: 5g;
- Lòng đỏ vịt muối ngâm dầu nướng hay hấp 10 phút: 4 lòng;
- Ruốc;
- Mật ong: 1 muỗng canh;
- Khuôn tròn đã quét bơ: 1 khuôn.

Hướng dẫn làm bánh mì trứng muối thơm ngon :
Bước 1 : Bạn đem cho 1 muỗng cafe đường, chút xíu ,muối, sữa và men hòa vào trong 1 cái bát để 10 phút cho lên men
Bước 2 : CHo 100 gr bột vào âu to, rồi đem cho hết chén men vào trộn đều để khoảng nửa tiếng ở nới ấm để bột lên men.
Bước 3 : Tiếp tục làm theo hướng dẫn làm bánh mì trứng muối bạn cho hết phần bột còn lại vào âu bột men, lòng đỏ trứng, bơ. Mang bao tay nhồi cho bột mịn. Viên bột thành cục tròn, thoa 1 chút dầu lên bột. Lấy khăn nhúng nước ấm vắt khô dậy lên âu bột đem ủ khoảng 40 phút.
Bước 4 : Sau đó bạn đem chia bột ra thành từng phần nhỏ. RỒi đem viên tròn viên bột rồi xếp chúng vào trong khuôn tròn. Để khoảng 20 phút để cho bột nở trở lại
Bước 5 : Bật lò ở nhiệt độ 170 độ để trước 10 phút. Sau đó bạn đem quét lớp trứng lên trên mặt và cho khuôn bánh vào ngăn giữa lò nướng để 10 đến 15 phút là bánh chín.
Bước 6 : CUối cùng bạn hãy lấy bánh ra đem quét lớp mật ong lên, sau đó cho ruốc, trứng muối vào cùng với một chút hành lá thái nhỏ cho có màu sắc rực rỡ.


Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã hoàn thành xong món trứng muối thơm ngon hấp dẫn đơn giản tuyệt vời cho bữa sáng của gia đình bạn rồi đó nhé. Bạn hãy chia sẻ món ăn ngon hằng ngày này cho mọi người cùng biết.

Chúc bạn thành công

3 bước cơ bản để làm món ăn chay ngon đơn giản đến lạ kỳ

Nấu ăn chay thì không phải là những làm sao để có thể nấu được những món ăn chay ngon hấp dẫn thì không phải là một điều dễ dàng đâu nhé. Sau đây là 3 bước cơ bản để bạn có thể làm món ăn chay ngon hấp dẫn cho gia đình trong những ngày mùng 1.


1. Khâu đầu tiền là khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng: 
- Món ăn chay do là thường thiếu các nguyên liệu từ động vật nên bản cần nấu làm sau cho đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cần phải phối hợp nhiều loại thực khi chế biến. Nếu bạn nấu nước cùng thì phải chuẩn bị những loại như cà rốt , su su , sắn , mía lau, lê ngon , củ cải muối như thế sẽ ngon hơn là dùng 1 loại nhé. Còn bạn làm món xào ngon thì cần phải có đậu ,nấm và một thứ ra của khác nữa
- Những thức ăn từ động vật thường đem lại cho bạn cảm giác vị ngọt từ thịt như vậy sẽ làm cho món ăn ngon đậm đà hấp dẫn hơn. Như thế cho nên bạn cần phải lựa chọn những thực phẩm thay thế thịt để làm món ăn chay không bị nhạt nhẽo nhanh chán nhé. Bạn nên nhớ điều này vị ngọt của thịt bạn có thể thay thề bằng măng tây, cà chua ,đậu , bắp, hành tây tảo biển nhé.
- Những thực phẩm hơi dai vừa no lâu, vừa tạo cho bản như một cảm giác như là bạn đăng ăn thịt vậy như vậy sẽ làm những thành viên gia đình bạn hứng thú hơn rất nhiều. Bạn có thể thay thế bằng những nguyên liệu như mì căn, đậu hủ nướng , đậu hủ chiên, nấm hướng và các loại măng khô, đậu , ngũ cốc nguyên hạt nhé.
- Còn đối với những thực phẩm có chữa nhiều khoáng chất như kẽm trong đậu, can xi trong bông cải, cải thìa , i - ốt tảo bẹ ,muối, sắt có nhiều trong ngũ cốc thô, trái cây khô, và loại đậu nữa nhé, B 12 có chữa nhiều trong ngũ cốc sữa đậu nành..

2. Gia vị và nêm nếm khâu mà sẽ quyết định món ăn bạn có ngon không: 
- Đối với món chay thì khâu gia vị rất quan trọng không kém gì món ăn mặn nếu bạn chỉ sử dụng những gia vị như muối , đường , hat nên ... thì món ăn sẽ rất đơn điệu mà kẽm ngon . Cho nên bạn cần sử dụng thêm những gia vị tạo mùi và tạo màu nữa nhé thế món ăn sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều đó nhé.
- Khâu lựa trọn gia vị tạo mùi bạn cần phải lựa chọn loại gia vị có nguồn gốc từ thực vật thiên nhiên như bột ngũ vị hương, cari, tương bần, bột quế, sả , ớt dầu me, rau thơm.. sẽ làm cho món ăn chay của ban trở lên ngon miệng và hấp dẫn hơn
- Nhữn món ăn chay từ đậu bột vốn nhạt nhẽo với sắc màu trắng nếu bạn không biết sự dụng tạo màu thì món như vậy sẽ làm cho gia đình bạn cảm thấy chán. Cho nên bạn cần phải sử dụng gia vị tạo màu như gấc, lá dừa, bôt nghệ, màu điều ,cà rốt... làm món biến đổi phong phú hơn nhé.
- Đặc biệt lưu ý khi nêm nếm món chay nên sử dụng gia vị có liều lượng vừa phải không nên qua nhiều , nhất là các vị cay và chua nhé

3. Cách nấu món ăn chay ngon:
- Khâu đầ tiên chú ý là khâu ướp gia vị để có thể ướp gia vị để món chay thêm ngon đậm đà những thời gian được quá lâu vì như thế thực phẩm dễ bị ê và làm giảm mất độ tươi ngon vốn có của nó
- Tránh nấu chín quá nhé : trong món chay thường sử dụng rau củ quả là chính nên để đảm bảo vitamin và khoáng chất trong rau củ không bị hao hụt nhiều, cần nấu thức ăn vừa chín tới, nhất là các món rau xào.
- Sử dụng ít béo: chất béo nhiều không những làm mất cân đối về dinh dưỡng, mà còn làm thực phẩm mất đi hương vị thơm ngon vốn có.
- Canh lửa: không nấu thức ăn quá lâu trên lửa quá lớn; với những món hầm, kho, sau khi sôi, nhanh chóng hạ lửa để thức ăn được chín đều và không bị khô.

Đó 3 là bước cơ bán cốt yếu để bạn có thể nấu được những món ăn chay một cách đơn giản hấp dẫn mà bạn cần nên biết khi nâu cho gia đình mìn thưởng thức nhé.

10 bí quyết giúp bạn trở thành người nấu ăn ngon

1. Mẹo nhỏ khi nấu cháo: 

Khi nấu cháo, các bạn nên ngâm gạo trước 1 tiếng sau đó đãi sạch, cho thêm một nắm nhỏ gạo nếp vào đun cùng. Đến khi nồi cháo bắt đầu sôi, bạn cho vào nồi cháo một thìa dầu ăn để tránh cháo bị trào ra ngoài đồng thời làm tăng hương vị của nồi cháo. Nếu có thời gian thì bạn có thể ngâm gạo từ 2-3 tiếng cho gạo nở to và đều. Nếu không muốn cho dầu ăn thì bạn có thể để đũa cái ngang nồi để tránh bị trào cháo ra ngoài.

2. Mẹo nhỏ khi luộc mì sợi: 

Mì sợi, đặc biệt là mỳ ý là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích. Để luộc mì Ý ngon, khi luộc, các bạn đợi nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn thì cho mì vào đảo qua đảo lại cho mì chìm xuống hẳn nồi nước, cho thêm 1 thìa dầu olive khuấy đều, nếu không có dầu olive thì bạn có thể cho dầu thường, sau đó, các bạn đậy vung lại tới khi nước sôi bạn cho thêm một ít nước lạnh, đun sôi trở lại rồi bắc nồi mì xuống, vớt mì ra rửa lại bằng nước lạnh. Mỳ sẽ chín mà không bị dai hay dính khi nấu đâu nhé!
3. Mẹo nhỏ nêm muối đúng cách: 
Không phải món ăn nào các bạn cũng cho trực tiếp muối vào ngay từ khi nấu: đối với các món ăn có các loại củ bạn cho muối vào sớm hơn để muối ngấm đều vào củ, đối với món rau luộc bạn chỉ nên nêm muối trước khi bắc nồi xuống tránh cho việc các chất dinh dưỡng trong rau mất đi và nếu cho muối vào quá sớm sẽ khiến rau bị đỏ hoặc vàng, làm mất màu xanh đẹp mắt của rau đấy!
4. Mẹo nhỏ cho xì dầu: 

Trong xì dầu có chứa thành phần là đường nên nếu cho xì dầu sớm vào món ăn, đường sẽ bị phân hủy và tạo ra mùi chua, đắng cho món ăn. Do đó, các bạn chỉ nên cho vào món ăn trước khi nhắc nồi xuống thôi nhé!
5. Nêm bột ngọt( mì chính): 
Bạn nên cho một ít vào món ăn để tăng hương vị cho món ăn vì bột ngọt không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho bột ngọt trực tiếp vào món ăn mà hòa tan vào một ít nước xào hoặc nước canh trước rồi mới trộn chung vào món ăn.
6. Dùng thêm nước khi làm món chiên xào: 
Khi xào rau, món ăn thường bị khô đồng thời hàm lượng nước dinh dưỡng có trong rau hay bị bay hơi mất vì thế, để giữ lại độ dinh dưỡng cho rau, khi chảo nóng, bạn nên cho thêm 2-3 thìa canh nước để hơi nước nóng có thể làm rau chín tới mà không tiêu hao quá nhiều lượng nước ngọt có trong thành phần của rau, củ.

7. Mẹo nhỏ khi hấp cá: 

Khi hấp cá, nếu các bạn thoa đều một chút trứng gà lên cá thì cá sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong trứng làm thịt cá mềm, thơm và bổ hơn đấy, món ăn cũng vì thế mà có nhiều hương vị hơn.
8.Cách khử mùi tanh của cá: 
Cá mua về, muốn khử sạch mùi tanh, bạn có thể ngâm trong dung dịch 1 lít nước có pha thêm 3 thìa canh rượu trắng và gừng đập dập.
9.Cách chiên rán không bị bắn mỡ: 
Muốn món chiên rán không bị bắn mỡ trước khi cho thịt cá vào chiên, các bạn nên rắc thêm một chút bột mì vào chảo trước. Nếu muốn những món chiên rán có màu vàng đẹp mắt-đặc biệt là món nem khi đun nóng dầu bạn vắt vào chảo dầu một vài giọt nước chanh, đảm bào món ăn của bạn sẽ có màu sắc vô cùng bắt mắt đấy!
10.Cách sử dụng dầu ăn và mỡ động vật: 
Các bạn nên sử dụng dầu ăn để chiên, rán hay nấu hải sản vì trong dầu ăn có chất khử mùi tanh tốt còn khi xào nên sử dụng mỡ động vật, việc này sẽ làm cho món rau có độ bóng, và mùi thơm hơn.

Nguồn: sotaynauan